Hiện nay, xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Ở nước ta, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, đô thị,... đang là những mối đe dọa đến sức khỏe cũng như môi trường sinh thái của vạn vật. Chính vì thế, hôm nay Green xin giới thiệu đến các bạn một công nghệ xử lý nước thải mới và tiên tiến nhất hiện nay đó là: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBBR
1. Công nghệ MBBR là gì?
MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.
Công nghệ xử lý nước thải MBBR là quá trình xử lý sinh học hiệu quả thông qua sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học. Công nghệ MBBR sử dụng thiết bị BioChips công suất cao MicroOrganism trong bể sục khí và anoxic.
Bể MBBR xử lý nước thải
Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Các giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.
Tương tự Aerotank truyền thống, bể MBBR hiếu khí cũng cần một MBBR thiếu khí (Anoxic) để đảm bảo khả năng xử lý nitơ trong nước thải. Thể tích của màng MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích.
2. Nguyên lý hoạt động của bể MBBR
Công nghệ MBBR được đánh giá là công nghệ xử lý nước thải tốt nhất hiện nay. Bởi vì công nghệ MBBR là công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp. Ngoải ra, bể MBBR còn mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm diện tích xây dựng.
Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động mbbr) trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộncác giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Sơ đồ công nghệ MBBR được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và giúp nước thải đạt chuẩn (QCVN). Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.
Ngoài ra, công nhệ MBBR còn mang lại hiệu quả xử lý Nitơ cao hơn so với một số công nghệ cũ. Hơn nữa, công nghệ MBBR còn có thể xử lý tất cả các loại nước thải: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, y tế,...
3. Đặc điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR
3.1. Ưu điểm của công nghệ MBBR
- Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, do đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.
- Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
- Chủng vi sinh đặc trưng: các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Kích thước nhỏ, dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.
- Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn: khả năng phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao và biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.
- Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
- Tiết kiệm diện tích: giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng và có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.
3.2. Nhược điểm của công nghệ MBBR
Ngoài những ưu điểm vượt trội của công nghệ MBBR như trên, bể MBBR còn có một số nhược điểm như sau:
- Công nghệ MBBR cần phải có các công trình lắng, lọc phía sau MBBR
- Chất lượng bám sinh của vi sinh vật sẽ phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR
- Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng
3.3. Phạm vi áp dụng
Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm…
Bể MBBR có 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic), đảm bảo cho quá trình xử lý Nitơ trong nước thải.
4. Tính chất của giá thể vi sinh di động MBBR
Giá thể MBBR là loại giá thể sử dụng trong hệ thống sử lý nước thải. Giá thể sẽ được làm bằng nhựa, khá nhẹ, thường có các lỗ nhỏ nhằm dễ bị xáo trộn trong nước thải và tăng bệ mặt diện tích cho vi sinh vật bám vào. Giá thể MBBR sẽ kết hợp với quá trình xử lý sinh học thiếu khí hoặc hiếu khí truyền thống nahừm tối ưu hóa hiệu suất xử lý nước thải, đặc biệt là Nitơ và Photpho có trong nước thải.
Giá thể vi sinh di động thường sử dụng trong bể MBBR
4.1. Tính chất của giá thể trong bể MBBR
- Chất lượng màng sinh học tốt, khó rơi
- Kỵ nước cao, khả năng bám dính tốt
- Xử lý nước thải tốt, đặc biệt là Nito và Photpho, BOD, COD,..
- Chiếm ít không gian bể
- Có thể thả trực tiếp ở trong bể mà không lo lắng bị tắc
- Chi phí bảo trì thấp
- Lượng bùn phát sinh thấp
- Ít mùi hôi so với công nghê khác
5. So sánh công nghệ MBBR và MBR, FBBR
Bảng dưới dây sẽ cho thấy những ưu điểm và nhược điểm của 3 hệ thống xử lý nước thải tốt nhất hiện nay:
Bảng so sánh công nghệ MBBR so với các công nghệ MBR, FBBR
Các tin bài khác
- Bộ TN&MT ban hành quy trình nội bộ thực hiện 11 thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường(29-06-2023)
- Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cao nhất là 96 triệu đồng(29-06-2023)
- Công nghệ truyền thống(30-06-2021)
- Công nghệ xử lý COD, NH4⁺, NO3ˉ(30-06-2021)
- Công nghệ A/O(30-06-2021)
- Đô thị hóa ảnh hưởng thế nào đến môi trường và hướng giải quyết(13-07-2021)
- Hoàn tất thi công - lắp đặt 700m3 lamen cho trạm xử lý nước sạch có công suất 10.000m3 ngày đêm tại tỉnh Xiem Riep - Campuchia(26-05-2023)
- Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp(13-07-2021)
- 10 biện pháp góp phần bảo vệ môi trường nước(13-07-2021)
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay(13-07-2021)